Giá trị cốt lõi
Tác động tích cực đến môi trường

Những Nông Trại Thử Nghiệm

Đồng bằng sông Cửu Long là vườn cây giàu nhất của khu vực. Tuy nhiên, vùng đất nông nghiệp của khu vực đang bị đe dọa bởi sự thay đổi khí hậu mang lại nhiều lũ lụt hơn và hậu quả là sự nhiễm mặn ngày càng tăng của đất đai. Để bảo vệ nguồn cung ứng trái cây tại địa phương, các kỹ thuật canh tác tại địa phương phải kiên cường hơn để chống lại biến đổi khí hậu.

 
 
2016

Năm 2016, chúng tôi bắt đầu Chương trình Trái cây Bền vững bằng cách mở trang trại mô hình bền vững đầu tiên tại Campuchia, gần biên giới Việt Nam để thực hiện các hoạt động canh tác bền vững, phát triển mạng lưới nông dân thông qua quan hệ đối tác và tạo ra chuỗi cung ứng trái cây địa phương bằng cách kết nối nông dân với thị trường.

 
 
2018

Năm 2018, chúng tôi xây dựng trang trại kiểu mẫu thứ hai tại Campuchia và 2 dự án mới đang được triển khai tại Việt Nam (ở đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên). Trong trang trại thứ hai này, chúng tôi dành thời gian chuẩn bị đất trước khi bắt đầu trồng cây và sử dụng cây che phủ để cải thiện chất lượng đất và độ phì nhiêu. Chúng tôi đang thực hiện các phương thức canh tác mới bằng cách quản lý tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn và hơn thế nữa, chúng tôi còn tìm ra các giải pháp thay thế cho hóa chất giúp phát triển trang trại bền vững.

 
 
 
Từ năm 2017 đến 2019, chúng tôi trồng ở Campuchia: 2.160 cây ổi, 100.000 cây dứa ở Việt Nam: 15.000 cây ổi, 6000 cây tắc

Với việc tạo ra hai trang trại kiểu mẫu đó, Les Vergers du Mékong thực nghiệm trồng cây che phủ đất hữu cơ, tái sinh và mô hình nông nghiệp bền vững. Chúng tôi trồng 20 loại trái cây và hoa trong các trang trại để tìm cách bảo tồn các giống cây ăn trái đang bị đe dọa, thúc đẩy đa dạng sinh học, giảm thiểu biến đổi khí hậu và tăng cường khả năng phục hồi khí hậu. Các trang trại kiểu mẫu này đã trở thành trung tâm đào tạo cho những người nông dân địa phương quan tâm đến việc trồng cây ăn quả. Đây cũng là nơi tổ chức các khóa đào tạo chứng nhận nông nghiệp môi trường CamGAP. Hơn nữa, chúng tôi chia sẻ những phương pháp tốt nhất với những người nông dân cộng tác với chúng tôi tại Việt Nam
Mục tiêu của trang trại kiểu mẫu:

- Thu hoạch trái cây chất lượng cao và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

- Phát triển kinh tế, xã hội và hệ sinh thái bền vững

- Tạo việc làm cho người dân nông thôn có hoàn cảnh khó khăn

- Đào tạo người trồng cây ăn trái tương lai

- Nghiên cứu các hình thức canh tác mới: mô hình nông nghiệp bền vững, trồng cây che phủ đất…

Mục tiêu của trang trại thử nghiệm đạt chứng nhận GlobalGap:

- Đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của trái cây rõ ràng

- Phát triển nguồn trái cây chất lượng cao

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và hệ sinh thái bền vững

- Tạo việc làm cho vùng nông thôn còn khó khăn

- Đào tạo người Campuchia trồng cây ăn trái đạt được chứng nhận GlobalGap.

- Nghiên cứu các hình thức canh tác mới: nông nghiệp bền vững, cây trồng che phủ đất, phân bón hữu cơ…

 
 
Cà phê nông-lâm nghiệp
 

Cafe-Tà-Lài

Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với những người trồng cà phê để sản xuất một loại cà phê được trồng trong bóng râm trong rừng nhiệt đới Tà Lài, xung quanh Vườn quốc gia Cát Tiên ở Miền Nam Việt Nam. Chúng tôi hỗ trợ trồng lại rừng trong khu vực với dự án nông-lâm nghiệp này.


Cà phê được trồng trong bóng râm - hoặc cà phê được trồng dưới sự bảo vệ của tán cây - đòi hỏi ít hoặc không cần phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ. Cây che bóng lọc cacbon dioxit, hợp chất gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và hỗ trợ duy trì độ ẩm của đất giúp giảm thiểu xói mòn, cung cấp môi trường sống cho chim và hình thành đa dạng sinh học lớn hơn.

 
 
Vườn ươm cây giống



Nhiều giống cây có nguy cơ tuyệt chủng chỉ tồn tại duy nhất trong một khu vực địa phương nhất định, chưa bao giờ được trồng bên ngoài cộng đồng đó. Khi người ta ngừng canh tác trong các trang trại nhỏ hoặc sân vườn sau nhà, hoặc là khi họ quyết định chuyển sang các giống cây trồng khác, thì một số loài cây bản địa biến mất. Điều này đang xảy ra với một giống xoài nhỏ ở Tây Nguyên của Việt Nam.

Chúng tôi sử dụng giống xoài thơm ngon này trong nước ép LE FRUIT và mứt LE FRUIT mà không cần thêm đường. Những cây xoài này đã hơn ba mươi năm tuổi. Mỗi cây vẫn cho khoảng 500kg trái, nhưng cây rất to và quá già. Bốn mươi gia đình trong vùng có từ 5 đến 20 cây xoài trong vườn của họ. Chúng tôi mua 200 tấn những quả xoài nhỏ trong khu vực này trực tiếp từ các gia đình, nhưng đây có thể là một trong những chuyến đi cuối cùng của chúng tôi. Nông dân chọn trồng giống xoài trái lớn hơn để thay thế. Bảo tồn những loài trái cây có nguy cơ tuyệt chủng này là thách thức mới của chúng tôi tại LE FRUIT.

"Nếu chúng ta không trồng, chúng ta sẽ mất những cây xoài này", JeanJean-Luc Voisin - Giám đốc điều hành Les Vergers du Mékong chia sẻ. Chúng tôi đang tạo ra một vườn ươm để giúp cứu lấy di sản cây ăn quả bản địa. Những quả xoài nhỏ từ vùng đất Tây Nguyên của Việt Nam sẽ được đưa đến Trung Tâm trong vườn ươm LE FRUIT.

Tất cả các cây trong vườn ươm của chúng tôi được trồng mà không có hóa chất. Nhận thức về những vấn đề này ngày càng tăng, ít nhất là ở các nước phát triển, nơi các sản phẩm nông nghiệp địa phương bắt đầu xuất hiện trong thực đơn các nhà hàng 'từ nông trại đến bàn ăn' và nhà hàng cao cấp, cũng như trong các nhà bếp thông thường. Người ta bắt đầu coi trọng chất lượng hơn là số lượng.